AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT

AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT

经认证的本地博主

AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT

AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT
1. Tia cực bắc là gì:
Nhiều người gọi thứ ánh sáng AURORA ở phía Bắc của địa cầu là Tia cực bắc hoặc là Bắc cực quang.
Ngoài ra cũng có AURORA ở phía nam được gọi là Nam cực quang, AURORA cũng có trên sao Hỏa hoặc sao Kim… Do người viết là tôi sống ở khu Bắc của địa cầu (Iceland) nên tôi chỉ viết về thứ mà tôi đã từng nhìn thấy, từng chụp ảnh mà thôi.
Tôi xin tạm đặt tên chung cho thứ ánh sáng AURORA trên các cực của trái đất là Cực Cầu Quang (CQ).

AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT

2. Sự hình thành của Cực cầu quang:
Chắc mọi người đã từng nghe thấy hiện tượng Bão mặt trời – hay còn gọi là bão từ. Những cơn bão mặt trời tạo ra các luồng từ phong giải thoát ra khỏi mặt trời. Có những luồng từ phong hay còn được gọi là Gió mặt trời hướng về phía địa cầu của chúng ta.
Hình dung địa cầu – trái đất của chúng ta như thỏi nam châm hình cầu có 2 cực là Bắc cực và Nam cực và được bao bọc xung quanh là các từ trường.
Khi các luồng từ phong va phải lớp từ trường bao bọc xung quanh trái đất nó sẽ bị hút hướng về 2 cực hoặc là Bắc hoặc là Nam. Sự va chạm của các hạt điện tích của các luồng từ khác nhau của từ trường trái đất và từ trường của gió mặt trời sẽ tác dụng đến các thành phần Nitrogen hoặc Oxygen trên bề mặt của lớp ngoài khí quyển sẽ tạo ra các mầu như: xanh, đỏ, tím, hồng tía, vàng (giống như hiện tượng phát sáng trong bóng đèn tuýp – bóng huỳnh quang). Cụ thể sự va chạm với Oxygen thì sẽ tạo ra thứ ánh sáng mầu xanh hoặc nâu đỏ, với Nitrogen sẽ tạo ra mầu đỏ hoặc tím. Sau nhiều năm chụp ảnh tia cực bắc ở Iceland thì tôi đa phần chỉ chụp được tia mầu xanh, tím, nâu đỏ… rất hãn hữu mới chụp được mầu đỏ. Do sự pha trộn mầu sắc của các mầu trên nên nhiều khi ta cũng chụp được các tia cực bắc có mầu khác như mầu vàng, mầu hồng…

AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT

3. Chiêm ngưỡng và chụp ảnh Cực cầu quang:
Thời gian đầu đến Iceland (16 năm trước) internet chưa phổ biến như bây giờ và trở ngại về ngôn ngữ nên tôi đã tốn rất nhiều thời gian để có thể chụp được bức ảnh tia cực bắc đầu tiên bằng máy phim. Hồi hộp tráng rửa ra… rất là đáng để làm một kỷ niệm tồi về các bức ảnh này. Tôi lúc đó chỉ có mỗi loại phim ASA 100 đến 400 thôi nên có nhiều bức chụp để chế độ B 30giây đến 1 phút cũng chỉ lờ mờ một số dải ánh sáng sẫm sì.
Qua một người bạn tôi tìm đến thư viện của trường Đại học của Iceland và tại đó tôi đã có được những thông tin đầu tiên về các hiện tượng AURORA này (bằng tiếng Anh). Xem các bức ảnh đẹp đã từng được chụp và in ra thành sách càng làm niềm đam mê muốn chụp bằng được một bức ảnh về thứ ánh sáng kỳ lạ này.
Mùa đông đó, cứ 10 giờ đêm tôi lái xe khỏi nhà đến vùng núi tránh xa các ánh sáng đèn điện nơi có thể chờ và chụp tia cực Bắc. Suốt 4 tháng mầy mò chụp rửa, tôi cũng có được những bức ảnh tạm gọi là ưng ý vào thời điểm đó.
Máy ảnh Digital ngày càng được cải tiến, nhìn những bức ảnh chụp dải thiên hà mà CANON quảng các cho chiếc máy ảnh CANON 20D đã làm tôi lâm vào cuộc chiến thiết bị từ đó: máy ảnh, ống kính, thẻ nhớ, máy tính…
Nhiều người lúc đó nhìn tôi cứ ngỡ tôi bị ma nhập: ngày đi làm buồn ngủ vật vờ, đêm đến như con nghiện đến giờ là lại vác máy ảnh ra đi. Bạn bè hỏi sao mà hâm thế? Nhưng cái thứ ánh sáng ma mị đó nó quả thật làm nhiều người như tôi mê mị vì nó.
Bạn thử tưởng tượng xem: giữa đêm đen như mực, trên một đỉnh núi cao có hồ nước nữa thì càng tuyệt đột nhiên nhìn thấy 1 đốm sáng nhỏ nhoi từ trên trời lao xuống chưa kịp định thần thì cả bầu trời sáng rực lên một mầu xanh ma mị. Có những luồng ánh sáng như một ngọn núi lớn lao sầm sập vào bạn rồi lại tan biến trong hư không như chỉ là vài giây tưởng tượng, chưa định thần lại được thì phía chân trời xa lại có những dải ánh sáng xanh xuất hiện nhảy múa khi bên phải, khi bên trái với những hình thù kỳ dị… rồi lại tan biến vào hư không. Những âm thanh cảm giác như thì thầm đâu đó, ánh sáng kỳ ảo và chỉ có một mình trên núi cao cùng các con ma ánh sáng. Tôi đã bị ma nhập từ đó đến giờ!

AURORA – TIA CỰC BẮC – BẮC CỰC QUANG – NORTHERN LIGHT

4. Thông số chụp cơ bản:

Tuỳ theo cường độ của Cực quang thì có các thông số khác nhau, nhưng tôi chia ra làm 2 loại chính: Cực quang ít chuyển động (chân cực quang cố định tại 1 hướng trong vòng 1 phút trở lên), loại chuyển động (chân cực quang di chuyển).

Loại ít chuyển động ISO khoảng 600-800, f1.4 – f4.0 thời gian khoảng 10 -30 giây (tuỳ theo tiền cảnh chụp)

Loại chuyển động ISO đến 1600-3200 f1.4-f2.8 thời gian chụp 3-10 giây.

Dương Mạnh Đức

Luôn đồng hành cùng bạn bè trên các chuyến đi đến Iceland.

阅读更多博客

其他有意思的博客

Link to appstore phone
安装冰岛最大的旅行应用程序

将冰岛最大的旅行平台下载到您的手机中,一站式管理您的整个行程

使用手机摄像头扫描此二维码,然后点击显示的链接,将冰岛最大的旅行平台添加到您的手机中。输入您的电话号码或电子邮件地址,以接收包含下载链接的短信或电子邮件。